Băng huyết là gì? Băng huyết có nguy hiểm không?

Băng huyết là gì?

Băng huyết là gì? Băng huyết có nguy hiểm không?… Đây là những câu hỏi mà không chỉ các mẹ bầu quan tâm và thắc mắc. Đây là kiến thức về sản khoa được rất nhiều mọi người cùng quan tâm.

Băng huyết hay còn gọi là băng huyết sau sinh dịch sang tiếng anh là Postpartum Hemorrhage. Đây là tình trạng mà các mẹ bầu khi sinh, sau sinh bị chảy máu.

Lượng máu đối với sinh thường bằng đường âm đạo là trên 500ml, lượng máu với sinh mổ thì là 1000ml. Đó chỉ là định lượng ước lượng, vì còn tuỳ vào thể trạng của mẹ bầu, sức khoẻ lúc sinh, bệnh nền…

Để có thể nhận định khách quan hơn thì cần tiến hành những xét nghiệm liên quan như huyết áp, nước tiểu, Hematocrit…

Băng huyết là gì ? Khi bị băng huyết các sản phụ cần phải truyền máu tươi.
Băng huyết là gì ? Khi bị băng huyết các sản phụ cần phải truyền máu tươi.

Tình trạng bị chảy máu đối với các thai phụ thì có thể diễn ra đột ngột tràn ra, hoặc cũng có thể từ từ. Việc mất máu đối với các thai phụ rất nguy hiểm, là nguy cơ gây tử vong hàng đầu khi sinh.

Với tất cả các thai phụ mang thai trên 20 tuần đều có nguy cơ mắc phải tình trạng băng huyết.Tình trạng băng huyết được phân thành 2 dạng đối với các sản phụ:

– Băng huyết nguyên phát: trong vòng 24 giờ từ khi sinh. Đây là trường hợp chiếm đa số những ca băng huyết.

– Băng huyết thứ phát: sau khi sinh 24h tới 12 tuần đầu. Trường hợp này chiếm tỉ lệ rất ít nhưng lại rất nguy hiểm đối với các chị em sau sinh, vì nếu cấp cứu không kịp sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Băng huyết là gì? Nó gây nguy hiểm với mẹ và bé
Băng huyết là gì? Nó gây nguy hiểm với mẹ và bé

Những nguyên nhân, yếu tố có thể dẫn tới tình trạng băng huyết.

Nếu như các bạn đã hiểu “băng huyết là gì?” thì cũng cần phải biết các yếu tố nguyên nhân tại sao các sản phụ có thể mắc tình trạng băng huyết khi sinh và sau sinh.

– Đối với các phụ nữ mang thai muộn ở độ tuổi trên 35 tuổi. Ngoài 35 tuổi các cơ quan sinh sản của phụ nữ sẽ giảm xuống.

– Các chị em mà có số cân vượt qua tỉ lệ chiều cao cân nặng hay mọi người thường gọi là mập, béo phì. Còn theo cách gọi khoa học là chỉ số BMI, đối với thai phụ mà có chỉ số BMI > 30 thì có nguy cơ bị băng huyết.

– Một nguyên nhân ảnh hưởng rất rất lớn tới tỉ lệ mắc tình trạng băng huyết là yếu tố bệnh nền ở thai phụ. Một số bệnh cần lưu ý ở thai phụ là bệnh tiểu đường, những bệnh lý liên quan về máu ( nhất là máu khó đông)…

– Thai phụ đã từng bị băng huyết ở những lần sinh trước. Đây cũng là một yếu tố mà các thai phụ cần bổ sung vào hô sơ khám thai.

– Còn nhiều yếu tố khác để dẫn tới tình trạng băng huyết khi sinh, trên thực tế cũng có những thai phụ hoàn toàn không có dấu hiệu mà vẫn bị băng huyết sau sinh.

Băng huyết là gì? Đây là kiến thức các mẹ bầu cần hiểu để có giảm tránh tình trạng này.
Băng huyết là gì? Đây là kiến thức các mẹ bầu cần hiểu đê có giảm tránh tình trạng này.

Những nguyên nhân gây ra tình trạng băng huyết đối với sản phủ.

– Đờ tử cung: Có tỷ lệ lên đến 80% khiến các thai phụ mắc băng huyết. Trường hợp này là các thai phụ sau khi sinh thì các nhóm cơ tử cung không co lại đủ mạnh khiến máu vẫn chảy tự do, dẫn tới tình trạng mất máu quá nhiều.

– Bất thường của bánh nhau: Với những bất thường của nhau khi bong ra khỏi tử cung khiến tử cung chảy máu.

– Tổn thương cơ quan sinh dục: Trong quá trình sinh thì có thể các bộ phận âm đạo, tử cung… bị tổn thương, rách, vỡ làm chảy máu, điều này gây rủi ro về sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi. Cần được can thiệp kịp thời.

– Rối loạn đông máu: Đối với các sản phụ có tình trạng nhau bong non, thai lưu, nhiễm trùng… Đều dẫn đến tình trạng băng huyết ở sản phụ.

Băng huyết là gì? Các mẹ bầu nên có chế độ ăn bổ sung dưỡng chất
Băng huyết là gì? Các mẹ bầu nên có chế độ ăn bổ sung dưỡng chất

Triệu chứng tình trạng băng huyết ở sản phụ.

– 24 giờ đầu tiên sau sinh các sản phụ có triệu trứng chảy máu khu vực âm đạo biểu hiện máu chảy có thể nhiều liên tục hoặc từ từ. Máu có màu đỏ tươi.

– Khi bị mất máu thì các sản phụ sẽ có những biểu hiện mồ hôi ra nhiều và màu sắc da xanh xao, nếu đo huyết áp thì thấy huyết áp bị tụt.

– Biểu hiện khu vực vùng tử cung bị phình lên và mềm. Đây là tình trạng chảy máu bên trong, ứ trong tử cung.

Cách phòng ngừa để tránh tình trạng băng huyết ở mẹ bầu.

Với các kiến thức như trên cung cấp về ” băng huyết là gì?” thì các bạn nữ và các mẹ bầu cần những lưu ý gì để giảm tránh được tình trạng băng huyết.

– Đối với các chị em chưa có mang thai và dự định mang thai thì cần có một kế hoạch và chế độ sinh hoạt dinh dưỡng cho bản thân để có một sức khoẻ tốt nhất trước kỳ dưỡng thai.

– Các mẹ bầu cần phải chú ý chăm sóc bản thân và đi khám thai theo định kỳ và làm những xét nghiệm để phát hiện những yếu tố bất thường có thể ảnh hưởng tới thai nhi và mẹ bầu.

– Bổ sung các dưỡng chất để tránh tình trạng thiếu máu, nên đi tới những phòng khám để có những chỉ định của bác sỹ phù hợp nhất đối với các mẹ bầu.

– Ngoài ra cần một chế độ sinh hoạt, thể dục và làm việc tốt cho mẹ bầu.

– Trong quá trình mang thai nếu có bất thường gì hay đến bệnh viện, phòng khám để có được đội ngũ y bác sỹ chuyên môn kiểm tra, có được những phát hiện sớm nhất tránh được những nguy hiểm.

Băng huyết là gì? Các mẹ bầu cần phải khám thai định kỳ để giảm tránh tình trạng băng huyết.
Băng huyết là gì? Các mẹ bầu cần phải khám thai định kỳ để giảm tránh tình trạng băng huyết.

Để có những kiến thức bổ sung thêm về ” băng huyết là gì?” bạn có thể tìm kiếm thêm trên Google với những cụm từ như: băng huyết sau sinh, cách phòng ngừa bằng huyết, các triệu chứng băng huyết sau sinh…

Theo những kiến thức nêu trên hy vọng các bạn có cho mình được những cơ bản kiến thức về “ băng huyết là gì?” và những thông tin liên quan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *