Rong kinh là gì? Dấu hiệu cho thấy bạn đã bị rong kinh

Rong kinh là gì?

Có nhiều bạn gái đã và đang trải qua hiện tượng rong kinh nhưng lại không biết rõ rong kinh là gì? Điều này dẫn đến sự chủ quan về các biến chứng do xuất huyết kéo dài gây ra. Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn một cách đầy đủ nhất về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt này, giúp bạn nhận biết và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt hơn! 

Rong kinh là gì? Rong kinh hay còn được gọi là rong huyết. Đây là một thuật ngữ y khoa nói về tình trạng máu kinh nguyệt chảy liên tục và kéo dài hơn 7 ngày. Rong huyết có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nữ giới từ độ tuổi bắt đầu có kinh nguyệt đến trước lúc mãn kinh. 

Vậy dấu hiệu và nguyên nhân dẫn đến rong kinh là gì? Tiếp tục theo dõi bài viết để có được giải đáp chi tiết nhất bạn nhé! 

Rong kinh là gì?

Nữ giới khi đến độ tuổi dậy thì sẽ bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Đây là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường và cần thiết cho quá trình sinh sản. Kinh nguyệt diễn ra hàng tháng và lặp đi lặp lại đều đặn cho đến khi phụ nữ bước vào độ tuổi mãn kinh. Tuy nhiên, không phải lúc nào chu kỳ kinh nguyệt cũng diễn ra đều đặn mà đôi khi cũng sẽ có sự rối loạn. Một trong số rối loạn nguyệt san phổ biến chính là tình trạng rong kinh.

Vậy rong kinh là gì? Đây là hiện tượng kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày với lượng máu kinh thoát ra liên tục và nhiều hơn mức trung bình là 80ml. Khi gặp tình trạng rong huyết, nữ giới sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, hay bị choáng váng do thiếu máu. Ngoài ra còn có nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa vì vùng kín lúc nào cũng ẩm ướt.

Dấu hiệu của rong kinh là gì?

Rong huyết rất dễ bị nhầm lẫn với tình trạng ngày kinh dài – là hiện tượng nữ giới có ngày hành kinh kéo dài từ 5 – 7 ngày mới dứt kinh. Vậy nên, để giúp bạn nhận biết được bản thân có phải bị rong huyết hay không, chúng tôi đã tham khảo ý kiến bác sĩ và có được một số dấu hiệu của rong huyết như sau:

– Máu kinh ra nhiều liên tục trong thời gian hành kinh và kéo dài hơn 7 ngày. Nếu trung bình trong 1 chu kỳ nguyệt san, lượng máu kinh thoát ra ngoài của nữ giới trong khoảng từ 50 – 80ml thì lượng máu kinh của người bị rong huyết sẽ vượt qua ngưỡng 80ml này.

Rong kinh là gì? Dấu hiệu nhận biết rong kinh ở nữ giới
Rong kinh là gì? Đây là tình trạng máu kinh ra nhiều và liên tục hơn 7 ngày kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi, chóng mặt do thiếu máu.

– Phải thay băng vệ sinh/ tampon hoặc cốc nguyệt san liên tục trong thời gian ngắn. 

– Về đêm, kinh nguyệt vẫn ra nhiều mà không có dấu hiệu giảm xuống.

– Máu kinh vón thành cục lớn giống như cục máu đông.

– Xuất hiện triệu chứng đau bụng dưới, mệt mỏi, chóng mặt hay thở dốc và các biểu hiện giống như khi thiếu máu.

Ngoài ra, có một số trường hợp bạn gái tuy lượng máu kinh không nhiều nhưng thời gian hành kinh kéo dài hơn 10 ngày, nửa tháng thì cũng được xem là 1 dạng của rong huyết. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rong huyết ở nữ giới

Như đã đề cập ở trên, rong huyết là biểu hiện của sự rối loạn kinh nguyệt. Mà bản chất của chu kỳ nguyệt san vốn là tập hợp những thay đổi sinh lý được lặp đi lặp lại dưới sự chi phối của các hormone sinh dục và nội tiết tố. Chính vì vậy, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày thường liên quan đến nội tiết nữ và các cơ quan sinh sản.

Cụ thể, các nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu kinh dài ngày bao gồm:

Mất cân bằng hormone nội tiết

Sự cân bằng của 2 hormone estrogen và progesterone cực kỳ quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt. Theo đó, khi 2 hormone này được duy trì ở mức cân bằng sẽ giúp điều chỉnh sự tích tụ niêm mạc tử cung bong ra khi hành kinh. 

Nếu một trong hai hormone trên bị thiếu hụt sẽ dẫn đến tình trạng niêm mạc tử cung phát triển quá mức và bong ra không kiểm soát, gây nên hiện tượng kinh nguyệt nhiều và dai dẳng không dứt.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng nội tiết nữ bao gồm hội chứng buồng trứng đa nang, thừa cân – béo phì, bệnh lý về tuyến giáp hoặc do cơ thể kháng insulin.

Rối loạn chức năng buồng trứng

Trường hợp buồng trứng không giải phóng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ khiến cho hormone progesterone không được sản sinh. Lúc này, sự mất cân bằng nội tiết diễn ra kéo theo hệ quả là rong kinh ở nữ giới. 

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô tương tự như niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài hoặc ngay tại tử cung. Sự xuất hiện của các mô này có thể gây đau đớn vùng bụng dưới và chảy máu vùng kín, khiến cho bạn gái thấy lượng máu kinh chảy nhiều hơn bình thường. 

Tử cung bị u xơ hoặc có khối polyp

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ bị u xơ tử cung hoặc polyp tử cung thường có nguy cơ rong huyết cao hơn các đối tượng nữ giới khác. 

Rối loạn chảy máu di truyền

Những nữ giới bẩm sinh bị mắc bệnh von Willebrand – bệnh rối loạn cầm máu cũng có thể gây ra chảy máu kinh nguyệt bất thường. 

Ảnh hưởng từ phương pháp tránh thai nội tiết

Các phương pháp tránh thai như uống thuốc tránh thai hằng ngày, cấy que tránh thai hoặc đặt vòng tránh thai nội tiết hoạt động dựa theo cơ chế bổ sung lượng hormon estrogen hoặc progestin nhất định vào cơ thể nữ giới. Từ đó, giúp kiểm soát sự rụng trứng và làm dày chất nhầy ở cổ tử cung để tinh trùng không thể di chuyển vào tử cung thụ tinh.

Rong kinh là gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rong kinh
Nguyên nhân dẫn đến rong kinh là gì? Một số phương pháp tránh thai nội tiết như đặt vòng tử cung có thể gây ra tình trạng rong huyết trong những tháng đầu sau khi đặt.

Chính vì vậy mà khi các bạn gái lần đầu áp dụng các phương pháp tránh thai nội tiết có thể sẽ bị mất cân bằng hormone và rối loạn kinh nguyệt trong một thời gian. Và một trong số rối loạn nguyệt san dễ gặp nhất là máu kinh ra nhiều dai dẳng hoặc mất kinh. 

Do sử dụng một số loại thuốc 

Phụ nữ đang sử dụng các loại thuốc chống viêm, thuốc chống đông máu, thuốc bổ sung hormone nội tiết thường có nguy cơ chảy máu kinh nặng hoặc kéo dài.  

Một số yếu tố dẫn đến rong kinh khác 

Trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, sự rụng trứng diễn ra sẽ kích thích cơ thể nữ giới sản sinh hormone progesterone, giữ cho nguyệt san luôn đều đặn. Nếu trứng không rụng thì hormone này sẽ bị thiếu hụt và dẫn đến hiện tượng rong huyết. 

Đây là nguyên nhân gây rong kinh phổ biến nhất ở nữ giới độ tuổi vị thành niên. Bởi trong vài năm đầu khi dậy thì, trứng thường khó được giải phóng khỏi buồng trứng. 

Rong kinh có nguy hiểm không?

Bên cạnh thắc mắc rong kinh là gì nhiều bạn gái cũng muốn biết rong kinh có nguy hiểm không? Theo chia sẻ của các bác sĩ sản phụ khoa, máu kinh chảy nhiều liên tục hơn 7 ngày có thể gây ra các biến chứng sau đây:

Đau bụng dưới dữ dội

Bên cạnh lượng máu kinh thoát ra ngoài nhiều và dai dẳng thì khi bị rong huyết bạn gái còn có thể gặp phải tình trạng đau dữ dội vùng bụng dưới. Các cơn đau gần giống với cơn đau khi hành kinh nhưng có phần nghiêm trọng hơn. Đôi khi còn kéo theo chứng chuột rút tại một số vùng cơ trên cơ thể. 

Rong kinh là gì? Rong kinh có nguy hiểm không?
Biến chứng của rong kinh là gì? Nữ giới bị rong huyết thường xuyên bị đau bụng dưới dữ dội và dễ có nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.

Gặp các triệu chứng thiếu máu 

Máu kinh ra nhiều hơn 7 ngày còn khiến bạn gái dễ gặp nguy cơ thiếu máu. Lúc này bạn sẽ thường xuyên có các biểu hiện như mệt mỏi, xanh xao, hay thở dốc và choáng váng khi đứng lên hoặc ngồi xuống đột ngột. Nếu không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, bạn gái bị rong huyết còn dễ bị ngất xỉu do mất máu quá nhiều. 

Tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa 

Khi bị rong kinh, vùng kín nữ liên tục bị ẩm ướt dài ngày tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm gây hại phát triển. Nếu bạn gái không thường xuyên thay băng và chú ý vệ sinh sạch sẽ “cô bé” thì nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa là vô cùng cao.

Bên cạnh đó, trường hợp chảy máu vùng kín kéo dài là do bệnh lý liên quan đến tử cung và buồng trứng mà không được chẩn đoán, điều trị sớm còn gây ra hệ lụy vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới. 

Một số cách phòng tránh tình trạng rong huyết 

Có thể thấy rằng, máu kinh chảy nhiều liên tục và kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, tình dục mà còn tác động đến sức khỏe sinh sản phụ nữ. Vậy nên, phòng tránh tình trạng này, bạn gái cần:

– Xây dựng lối sống lành mạnh, giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, căng thẳng và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.

– Tránh tham gia các hoạt động mạnh khi tới “ngày đèn đỏ”.

– Vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày và thay băng mới đều đặn theo thời gian khuyến cáo từ 4 – 6h/ 1 lần thay băng. 

– Bổ sung rau xanh và trái cây vào thực đơn hàng ngày để đảm bảo đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Nhất là vào những ngày hành kinh để tránh tình trạng thiếu máu xảy ra.

– Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê… vào ngày “đèn đỏ” vì chúng có thể làm mất cân bằng hormone nội tiết và dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

– Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các phương pháp tránh thai nội tiết. 

– Tầm soát sức khỏe sinh sản định kỳ để sớm phát hiện ra các nguy cơ tiềm ẩn. 

Hy vọng với những thông tin mà bài viết chia sẻ, bạn đọc đã biết được rong kinh là gì cũng như nguyên nhân dẫn đến tình trạng máu kinh ra nhiều và dai dẳng ở nữ giới. Từ đấy, có kế hoạch xây dựng chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh để sớm trở lại những chu kỳ kinh nguyệt bình thường nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *